Trái phiếu xanh: Cần tiêu chuẩn hoá và đa dạng hoá sự tham gia của các tổ chức để phát triển bền vững
Năm 2024, thị trường trái phiếu xanh và trái phiếu bền vững tại Việt Nam đạt được những thành tựu ấn tượng với tổng giá trị trái phiếu lưu hành đạt 1.1 tỷ USD và giá trị phát hành mới đạt 395 triệu USD.
Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển:
- Ngân hàng thương mại: đẩy mạnh huy động vốn xanh để tài trợ cho các dự án bền vững.
- Doanh nghiệp: đẩy mạnh chuyển đổi xanh và tận dụng nguồn vốn xanh để tạo sức bật tăng trưởng.
- Nhà đầu tư và thị trường: tâm lý nhà đầu tư và thanh khoản thị trường trái phiếu doanh nghiệp được cải thiện.
Thách thức cần khắc phục:
Đối với tổ chức phát hành:
- Thiếu đơn vị đánh giá độc lập: thị trường Việt Nam còn thiếu sự tham gia các công ty đánh giá có đủ năng lực để đáp ứng được yêu cầu đa dạng về việc áp dụng các bộ nguyên tắc và tiêu chuẩn xanh (ví dụ: áp dụng ICMA, tiêu chuẩn khu vực – ASEAN hay áp dụng tiêu chuẩn nội địa), gây khó khăn trong việc huy động và tiếp cận nguồn vốn xanh của các doanh nghiệp.
- Rào cản về chi phí tuân thủ và phát hành: các yêu cầu bổ sung đối với trái phiếu xanh làm kéo dài quá trình phát hành và tăng chi phí trong ngắn hạn, đặc biệt đối với các tổ chức phát hành lần đầu. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này sẽ mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn mới và đa dạng cấu trúc nguồn vốn của tổ chức phát hành.
Đối với nhà đầu tư:
- Nguy cơ tẩy xanh: thiếu thông tin minh bạch khiến các nhà đầu tư khó xác định chính xác cam kết xanh của tổ chức phát hành. Việc có các đánh giá độc lập từ đơn vị đánh giá cùng với quản trị và công bố thông tin chặt chẽ từ tổ chức phát hành sẽ giúp giảm thiểu rủi ro này.
Còn những thuận lợi và thách thức nào khác trong phát triển thị trường tài chính xanh và bền vững? Hãy cùng VIS Rating trao đổi để có góc nhìn chuyên sâu và cập nhật nhất về xu hướng tài chính xanh tại Việt Nam.