Xếp hạng tín nhiệm của TPBank năm 2024 ở mức AA-, triển vọng “Ổn định”

Xếp hạng tín nhiệm TPBank đạt AA- năm 2024, triển vọng ổn định nhờ kinh doanh hiệu quả, số hóa mạnh và tiềm năng tăng trưởng rõ rệt.

Dựa trên kết quả kinh doanh quý I - 2024 ấn tượng, VPBank đã được VIS Rating đánh giá tín nhiệm ở mức AA- với triển vọng 'ổn định'. Đồng thời, các chỉ số chủ chốt khác cũng được xếp hạng ở mức cao đến cực kỳ cao. Dưới đây là phân tích chi tiết kết quả xếp hạng tín nhiệm TPBank. 

1. VIS Rating công bố xếp hạng tín nhiệm TPBank năm 2024

Được thành lập vào năm 2008, Ngân Hàng TMCP Tiên Phong - TPBank là một trong những ngân hàng tiên phong và đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực số hóa. Với sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược - Tập đoàn DOJI và đặc biệt là Chủ tịch Đỗ Minh Phú, VPBank đã nhanh chóng đạt được những thành tựu tăng trưởng vượt bậc. Năm 2019, thông qua việc đạt chuẩn quốc tế Basel II, ngân hàng này đã chính thức trở thành đơn vị thứ 5 tại Việt Nam được công nhận về chất lượng và mức độ ổn định hệ thống.

Tháng 05/2024, Công ty cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) vừa công bố đánh giá xếp hạng tín nhiệm tổ chức phát hành dài hạn đối với một số ngân hàng. Trong đó, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) được xếp hạng ở mức AA- với triển vọng “Ổn định”. Đây là xếp hạng tín nhiệm đầu tiên của VIS  với TPBank.

Cụ thể về xếp hạng tín nhiệm Ngân Hàng TMCP Tiên Phong: 

  • Đại diện pháp luật: Ông Đỗ Minh Phú

  • Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần (CTCP)

  • Ngành: Ngân hàng

  • Năm tài chính kết thúc: 31/12

  • Thông tin xếp hạng

    • Xếp hạng tổ chức phát hành - dài hạn

    • Xếp hạng: AA-

    • Triển vọng: Ổn định

    • Ngày xếp hạng : 21/05/2024

→ Chi tiết: Báo cáo xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank 

Bảng đánh giá độc lập rủi ro và khả năng sinh lời doanh nghiệp theo mức hỗ trợ từ công ty liên kết và chính phủ

Kết quả xếp hạng tín nhiệm TPBank

2. Tiềm năng tăng trưởng của TPBank trong năm 2025

Đánh giá năng lực độc lập mà VIS Rating đưa ra cho ngân hàng TPBank thể hiện cơ cấu nguồn vốn và khả năng sinh lời ở mức mạnh, an toàn vốn ở mức trên trung bình, cũng như rủi ro tài sản và nguồn thanh khoản ở mức trung bình so với các ngân hàng cùng nhóm.

Theo VIS Rating, cơ cấu nguồn vốn là một trong những điểm mạnh của ngân hàng, phản ánh sự thành công của TPBank trong việc củng cố và duy trì nguồn tiền gửi khách hàng cốt lõi. Đây là minh chứng rõ nhất cho thấy hiệu quả của chiến lược chuyển đổi số. Theo Ban lãnh đạo ngân hàng, 90% tiền gửi CASA của ngân hàng đến từ kênh giao dịch số. Các ví điện tử được liên kết như MoMo và Zalopay đã góp phần không nhỏ giúp VPBank tăng trưởng quy mô khách hàng.

Trong vòng 5 năm qua, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) chi phí thấp của TPBank chiếm trung bình 19% tổng dư nợ cho vay khách hàng, cao hơn mức 11% trung bình của một số ngân hàng cùng nhóm. Chi phí vốn trung bình trong cùng thời kỳ của ngân hàng ở mức 4.2%, thấp hơn khoảng 50 điểm phần trăm so với các ngân hàng cùng nhóm. 

Đánh giá khả năng sinh lời: 

Trong vòng 5 năm qua, TPBank đã duy trì lợi nhuận trên bình quân tổng tài sản (ROA) trung bình ở mức 1.8%, cao hơn nhiều so với trung bình ngành là 1.3% nhờ chiến lược tập trung vào đúng phân khúc. Lợi nhuận sau trích lập dự phòng của ngân hàng ở mức cao hơn trung bình ngành. 

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ lãi vay (NIM) bình quân là 4.1% giai đoạn 2019-2023, cao hơn so với trung bình ngành là 3.5%. 

Trong vòng 12-18 tháng tới, các chuyên gia của VIS Rating kỳ vọng ROA của VPBank sẽ được cải thiện, tăng trưởng tín dụng và NIM được duy trì ở mức ổn định. Thu nhập ngoài lãi có thể tăng nhẹ, chủ yếu từ phí dịch vụ thu từ thẻ tín dụng và hoạt động cho vay thông qua nền tảng thương mại điện tử.

Triển vọng xếp hạng tín nhiệm TPBank được VIS Rating xếp ở mức ổn định. 

Kết quả này sẽ được các chuyên gia theo dõi và giám sát liên tục để đảm bảo phản ánh chính xác năng lực độc lập của ngân hàng. Dựa vào tình hình tài chính, các báo cáo mà tổ chức phát hành cung cấp,  những nhận định về tiềm năng tăng trưởng của TPBank trong năm 2025 được đưa ra:

  • VIS Rating kỳ vọng trong vòng 12-18 tháng tới, CASA của TPBank sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao nhờ vào chiến lược số hóa của ngân hàng. CASA cao đồng nghĩa với việc TPBank đang cho thấy lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp các khoản vay với chi phí thấp hơn so với các ngân hàng khác. Ngoài ra, ROA sẽ được cải thiện khi chi phí dự phòng sẽ giảm dần, tăng trưởng tín dụng và NIM được duy trì ở mức ổn định, đảm bảo nguồn thu nhập từ lãi duy trì ở mức cao.

  • Trong vòng 5 năm qua, khả năng sinh lời cao của TPBank đã giúp ngân hàng có nguồn lực để trả cổ tức, tăng cường quy mô vốn và hỗ trợ tăng trưởng tín dụng ở mức cao khoảng 20% hàng năm. Theo đó, TPBank được kỳ vọng duy trì ổn định được quy mô vốn.

  • Trong vòng 12-18 tháng tới, VIS Rating kỳ vọng tiền gửi CASA của ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, nhờ vào chiến lược chuyển đổi số để tăng trưởng tiền gửi CASA cá nhân, cũng như từ khách hàng doanh nghiệp lớn và SME thông qua nhiều dịch vụ đa dạng như chi lương, quản lý tiền mặt và các dịch vụ ngân hàng điện tử qua 'TPBank Biz' App.

  • Cũng theo kỳ vọng của VIS Rating, nguồn thanh khoản của ngân hàng sẽ duy trì ổn định trong vòng 12-18 tháng tới nhờ vào lịch sử tăng trưởng của nguồn tiền gửi khách hàng cốt lõi để hỗ trợ hoạt động cho vay, cũng như việc duy trì một lượng tài sản thanh khoản lớn.

Đồng xu phát sáng xếp chồng với mũi tên tăng trưởng thể hiện lợi nhuận tài chính tăng mạnh

VIS Rating kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng của TPBank trong năm 2025

Kết quả xếp hạng tín nhiệm VPBank và phân tích chi tiết được công bố trên website chính thức của VIS Rating. Hãy truy cập ngày để có thể tham khảo thêm kết quả xếp hạng của các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính khác hoặc báo cáo triển vọng cho từng ngành trong năm 2025.

Xếp hạng và đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp của bạn
Liên hệ với chúng tôi