Xếp hạng tín nhiệm độc lập, đảm bảo tính khách quan, trung thực và minh bạch… đều là những nguyên tắc hoạt động bắt buộc được quy định bởi Chính phủ. Có thể thấy, tính độc lập đặc biệt quan trọng trong xếp hạng tín nhiệm, giúp các nhà đầu tư an tâm hơn, đóng góp vào sự ổn định của thị trường tài chính.
Xếp hạng tín nhiệm là hoạt động được thực hiện bởi các tổ chức độc lập, cung cấp cái nhìn khách quan và toàn diện về khả năng thanh toán, rủi ro tín dụng, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định về việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.
Tính độc lập đóng vai trò nền tảng trong quá trình xếp hạng tín nhiệm. Yếu tố này đảm bảo rằng mọi đánh giá đều được thực hiện một cách trung lập, minh bạch, không bị tác động bởi bất kỳ bên nào, đặc biệt là từ những tổ chức hoặc cá nhân có liên quan về lợi ích.
Xếp hạng tín nhiệm cần được thực hiện bởi các tổ chức độc lập và uy tínTính độc lập là yếu tố cốt lõi không thể thiếu để đảm bảo độ tin cậy của bất kỳ tổ chức xếp hạng nào. Khi hoạt động một cách độc lập, các tổ chức này có thể:
Đưa ra đánh giá khách quan: Khi không chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, các tổ chức xếp hạng có thể đưa ra những đánh giá trung thực nhất về năng lực tài chính và rủi ro của các tổ chức, doanh nghiệp. Điều này giúp nhà đầu tư, các bên liên quan đưa ra quyết định chính xác hơn.
Tăng độ tin cậy: Một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập xây dựng được lòng tin từ thị trường vì các xếp hạng của họ phản ánh chính xác mức độ rủi ro tín dụng, không bị chi phối bởi lợi ích tài chính hoặc chính trị.
Hạn chế xung đột lợi ích: Tính độc lập giúp giảm thiểu các rủi ro phát sinh từ xung đột lợi ích.
Tuân thủ chuẩn mực: Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm được kỳ vọng phải tuân thủ các chuẩn mực theo luật định, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của tính độc lập để đảm bảo chất lượng và đạo đức nghề nghiệp.
Trong quá trình đánh giá, tính độc lập trong xếp hạng tín nhiệm sẽ được hình thành dựa trên các yếu tố như:
Cấu trúc tổ chức: Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cần có cấu trúc quản lý độc lập, không bị ảnh hưởng bởi các bộ phận và tách biệt khỏi các hoạt động kinh doanh khác. Việc này giúp tránh xung đột lợi ích và đảm bảo rằng các quyết định xếp hạng không chịu sự chi phối từ bên ngoài.
Tiêu chuẩn đạo đức: Các đơn vị xếp hạng tín nhiệm độc lập phải tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức nghiêm ngặt, loại bỏ mọi sự can thiệp có thể ảnh hưởng đến tính khách quan đồng thời xây dựng bộ quy tắc để đảm bảo sự minh bạch. Những tiêu chuẩn này không chỉ có vai trò định hướng mà còn nâng cao uy tín của tổ chức, củng cố niềm tin của nhà đầu tư.
Quy trình làm việc minh bạch: Tính minh bạch trong quy trình đánh giá là yếu tố quan trọng để bảo vệ tính khách quan. Mỗi tổ chức xếp hạng tín nhiệm phải xây dựng quy trình riêng dựa trên phương pháp luận tuân thủ các chuẩn mực. Mỗi bước trong quy trình xếp hạng tín nhiệm phải được thực hiện một cách minh bạch, có sự kiểm soát chặt chẽ.
Không có xung đột lợi ích: Để nhận được sự tín nhiệm, các tổ chức xếp hạng không được có bất kỳ mối quan hệ tài chính hoặc lợi ích nào với các doanh nghiệp hoặc tổ chức mà họ thực hiện đánh giá. Điều này bao gồm việc hạn chế sự phụ thuộc vào các khoản phí từ đối tượng được xếp hạng, chủ động thiết lập chính sách phí dịch vụ minh bạch và độc lập… đảm bảo rằng quyết định xếp hạng không bị tác động.
Uy tín của tổ chức xếp hạng tín nhiệm phụ thuộc vào năng lực và đạo đức của đội ngũ thực hiện xếp hạng, cùng với quy trình và phương pháp luận được áp dụng cho việc xếp hạng tín nhiệm, đảm bảo chất lượng và tính khách quan của đánh giá. Để nâng cao tính độc lập trong hoạt động xếp hạng, các đơn vị xếp hạng tín nhiệm ngoài việc phải xây dựng một cơ cấu tổ chức nội bộ phù hợp, kiểm soát lợi ích và phân tách trách nhiệm cụ thể cũng cần đặc biệt chú trọng đến các yếu tố sau:
Tuân thủ khung pháp lý: Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đảm bảo hoạt động theo khung pháp lý của nhà nước. Điều này giúp các cơ quan quản lý dễ dàng kiểm tra đánh giá tính minh bạch.
Nâng cao tính minh bạch: Phương pháp luận có thể xem như kim chỉ nam để xây dựng nên quy trình xếp hạng tín nhiệm. Các tổ chức xếp hạng cần minh bạch về cách thức và các tiêu chí được sử dụng, giúp các bên liên quan hiểu rõ và tin tưởng vào quy trình đánh giá.
Khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư: Việc khuyến khích sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư, cơ quan quản lý, Sở giao dịch vào quá trình giám sát hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm từ đó tạo áp lực để các tổ chức này duy trì tính minh bạch và tuân thủ quy định.
Kiểm soát xung đột lợi ích
Tách biệt rõ ràng giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận thực hiện xếp hạng để tránh lợi ích chi phối kết quả.
Công khai các mối quan hệ tài chính hoặc lợi ích khác với tổ chức được xếp hạng.
Là một trong 5 tổ chức xếp hạng tín nhiệm được cấp phép tại Việt Nam, VIS Rating luôn cố gắng không ngừng nghỉ để nâng cao tính độc lập, minh bạch trong từng dịch vụ, sản phẩm đánh giá và phân tích.
Được thành lập bởi các cổ đông sáng lập là Moody’s và các tổ chức tài chính hàng đầu tại Việt Nam, dựa trên sáng kiến từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), VIS Rating đã tận dụng, phát huy tối đa kinh nghiệm chuyên môn, bí quyết kỹ thuật của Moody’s, hệ thống cơ sở dữ liệu toàn cầu và ứng dụng một cách linh hoạt để phù hợp với thị trường Việt Nam.
Nền tảng dịch vụ của VIS Rating được xây dựng dựa trên việc duy trì tính chính trực, độc lập, hành xử có đạo đức trên nền tảng quản trị doanh nghiệp vững mạnh.Thông qua các dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và nghiên cứu chất lượng cao, VIS Rating không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường mà còn góp phần nâng cao tính minh bạch, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường tài chính Việt Nam.
Như vậy, xếp hạng tín nhiệm độc lập là gì không chỉ là một câu hỏi quan trọng mà còn là điều mà mọi tổ chức xếp hạng cần vạch rõ và thực hiện ngay từ những ngày đầu hoạt động. Đảm bảo tính minh bạch không chỉ là một trong những yếu tố nền tảng để vận hành các đơn vị mà còn vì lợi ích của nhà đầu tư và xa hơn là thị trường trái phiếu.